Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

10 loại cây mang đến cho gia chủ may mắn phát lộc


Cây cảnh ngoài tác dụng trang trí cho không gian sống xanh, còn mang lại nhiều điều may mắn tài lộc đến cho gia chủ. Bởi vì thế mà hầu hết cây cảnh không thể thiếu được trong cuộc sống hiện nay. Giúp chúng  ta có thêm màu xanh và cải thiện môi trường cho nhân loại
>>> xem thêm: cây văn phòng trang trí trong nhà theo phong thủy
Hôm nay mình xin giới thiệu 10 loại cây văn phòng có ích và mang đến may mắn cho gia chủ:



  • Hoa cúc
Hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng


Hoa cúc là một loại hoa có màu sắc rất đẹp, có hoa nở quanh năm nên nó giúp ổn định phúc khí trong nhà. Chú ý chọn vị trí có nhiều ánh sáng để sự may mắn thêm mạnh mẽ, rực rỡ hơn và độ bền hoa được lâu hơn.
Ngoài ra, nguồn năng lượng mà hoa cúc mang đến khiến cho gia chủ một cảm giác yên lành, bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời cũng mang lại sự may mắn, phát tài cho nguôi nhà và gia chủ
  • Hoa đồng tiền


Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền, cũng vì tên của nó gắn liền với chữ "tiền" bởi vì thế mà người dân lựa chọn hoa đồng tiền làm vật trang trí đầu xuân năm mới, cầu mong mang đến nhiều tài lộc và tiền tài cho gia đình mình.
Còn mang lại lợi ích trong việc lọc khí benzen - thường có mặt trong nhiều loại sơn. Vì thế, những ngôi nhà mới xây, quét sơn xong nên đặt một chậu hoa đồng tiền để loại bỏ các hạt benzen lơ lửng trong không khí.
  • Hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên

Loại cây này rất dễ sống, màu sắc hoa đa dạng và phong phú Đỗ quyên không chỉ có tác dụng hóa giải những hình khí xấu nơi ban công mà còn có tác dụng mang đến nhiều vận may cho gia chủ.
  • Nha đam
Cây nha đam
Cây nha đam

Hình dáng cây thân phát triển hướng lên trên với ý nghĩa mang đến sức mạnh, có tác dụng hóa giải hình sát mạnh bên ngoài.
  • 5. Cây thuộc họ cam chanh
Các loại cây thuộc họ cam, chanh thích hợp đặt ở cửa ra vào để mang đến nguồn tiền tài dồi dào. Hơn nữa, quả cam, chanh… giống như một kiểu “mộc nhãn” giúp chủ nhân tinh tường, nhìn ra được cơ hội làm ăn, dự đoán được các nguy cơ trong công việc để hóa giải.
  • Cây Kim tiền
Cây kim tiền
Cây kim tiền
Là một loại cây nội thất có độ bền cao, sống tốt và lâu trong nhà nên vì thế có rất nhìu người kê đặt trong các phòng làm việc quan trọng.
Có tác dụng chiêu tài nên kim tiền rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt.
Nên bày cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn.
  • Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh rất phù hợp với điều kiện ánh sáng ít và sống tươi tốt trong nhà, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi. Dùng vạn niên thanh trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu.
Chú ý
không nên trồng cây vạn niên thanh trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ vì cây có chất độc, khi vô tình bị nhựa cây dính vào mắt, da sẽ gây bỏng rất, nhất là trẻ nhỏ.

  •  8. Cây thường xuân
Cây thường xuân
Cây thường xuân
Cây này sống tươi tốt quanh năm, có độ bền cao, chống chịu tốt ngay cả mùa đông giá rét. Bởi vậy nó được xem là cây chủ đạo để dùng trong văn phòng và rất tốt cho phong thủy , là món quà thích hợp cho những dịp như lễ tết, thi cử, mừng thọ, mừng thăng chức, khai trương. Ngay cả trong tình yêu, đây cũng là quà tặng đầy ý nghĩa.

Theo quan niệm dân gian, một công dụng khác của dây thường xuân là khả năng trừ tà. Chính vì thế nó cũng là loài cây mang lại bình an, may mắn cho gia chủ. 

  • Cây lộc vừng
Cây lộc vừng
Cây lộc vừng
Theo cha ông xưa thì “Lộc” ứng với tài lộc, “Vừng” ứng với nhỏ nhưng nhiều. Hoa màu đỏ tượng trưng cho hỷ sự, tức là chuyện vui trong nhà. Tóm lại, cây lộc vừng có ý nghĩa mang lại nhiều lộc, nhiều niềm vui trong gia đình.
Nên trồng cây ở sân trước, vị trí thoáng đãng cả 4 phía để tán cây phát triển đều.
10. Cây phát lộc
 
Cây phát lộc
Cây phát lộc
Cây phát lộc còn được gọi là cây phát tài (do cách đọc của người Trung Quốc: phất dụ đồng âm với phát tài), trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ.

Trồng cây phát lộc (phát tài) không nên trồng trong nhà vì lá cây này nếu dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng lắm.

Bạn nên trồng phát lộc ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây. 
>>> xem thêm: Cây cảnh Hà Nội

 
Cây cảnh Nhật Hiếu 
 
Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan Sân Vườn


====================================

Hotline: 0945 086 123 
Gmail: caycanhnhathieu@gmail.com

http://caycanhnhathieu.blogspot.com

26/107 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà nội

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Công trình thiết kế cảnh quan sân vườn tiểu cảnh hà nội tiêu biểu

thiết kế thi công cảnh quan sân vườn
Thiết kế - Thi công - Cảnh quan sân vườn
Thiết kế cảnh quan sân vườn tiểu cảnh là một lĩnh vực mang tính khoa học và nghệ thuật tổng hợp có sự kết hợp chặt chẽ đến các lĩnh vực khoa học Kiến trúc, Xây dựng, mĩ thuật và sinh thái môi trường nhằm tô thêm sự hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo và hoạt động của các loài sinh vật. Do đó, để làm tốt công tác này, người thiết kế tiểu cảnh sân vườn ngoài việc cần trang bị cho mình những kiến thức về khoa học và nghệ thuật, cần rèn luyện trong việc xây dựng những ý tưởng sáng tạo mới.
Dưới đây là một số Bản thiết kế cảnh quan sân vườn được thiết kế và thi công bởi Cây cảnh Nhật Hiếu
Cảnh quan sân vườn
Cảnh quan sân vườn
Trồng cây cảnh trên sân thượng
Trồng cây cảnh trên sân thượng

Thiết kế tiểu cảnh sân vườn
Thiết kế tiểu cảnh sân vườn
Thiết kế cảnh quan sân vườn
Thiết kế cảnh quan sân vườn
tiểu cảnh sân vườn đẹp
tiểu cảnh sân vườn đẹp

Tiểu cảnh sân vườn theo phong thủy
Tiểu cảnh sân vườn theo phong thủy
sân vườn tiểu cảnh trên sân thượng
sân vườn tiểu cảnh trên sân thượng
 
Sân vườn tiểu cảnh
Sân vườn tiểu cảnh
Tiểu cảnh quanh tòa nhà
Tiểu cảnh quanh tòa nhà

cảnh quan sân vườn
cảnh quan sân vườn

Cảnh quan sân vườn
Cảnh quan sân vườn

Tiểu cảnh sân vườn đẹp
Tiểu cảnh sân vườn đẹp

Tiểu cảnh biệt thự
Tiểu cảnh biệt thự
Tiểu cảnh sân vườn
Tiểu cảnh sân vườn biệt thự





Cây cảnh Nhật Hiếu

Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan sân vườn
===================================

Hotline: 0945 086 123
              0967 386 123

Gmail:caycanhnhathieu@gmail.com
http://caycanhnhathieu.blogspot.com
32/111 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà nội

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Dịch vụ cây cảnh Nhật Hiếu

Cây cảnh Nhật Hiếu
Cây cảnh Nhật Hiếu
Cây cảnh Nhật Hiếu xin gửi tới lời chào, lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả Quý Khách hàng trong thời gian qua đã tạo điều kiện để chúng tôi có cơ hội phát huy hết khả năng, năng lực trong hạng mục: Cây Cảnh Nội Thất - Cây cảnh văn phòng - Thiết kế - Thi công - Cảnh Quan Sân Vườn tiểu cảnh cho công trình của Quý khách.

Cây cảnh Nhật Hiếu là đơn vị hoạt động với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình , ham học hỏi và có tư duy sáng tạo trong môi trường làm việc chuyên nghiệp,với kiến trúc sư , kỹ sư Cảnh quan qua nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan sân vườn tiểu cảnh  . Chúng tôi sẽ đem đến cho quý khách những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo ,độc đáo trong mọi không gian. Sự tận tình chu đáo, uy tín trong công việc, chắc chắn sẽ đáp ứng yêu cầu của quý khách.

Cây cảnh Nhật Hiếu chuyên hoạt động cácdịch vụ sau:
  • Nhận thiết kế, trồng, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh cây cảnh, cảnh quan, tiểu cảnh sân vườn nhà ở, biệt thự theo định kỳ hàng tháng với mức giá tốt nhất tại khu vực Hà nội
  • Chuyên cung cấp các loại cây cảnh văn phòng, cây nội thất, cây công trình,cây đường phố, cây bonsai, cây thế, hoa nền, chậu cây, đất trồng, phân bón cho cây v.v..
  • Cho thuê cây xanh, cây cảnh nội thất, cây cây cảnh văn phòng, cây cảnh trong nhà và nhận chăm sóc cây cảnh cho các tòa nhà cao ốc, văn phòng, công ty, khách sạn, nhà ở,...với mức giá tốt nhất vẫn đảm bảo về chất lượng, thẩm mỹ cảnh quan tại khu vực hà nội.
 Với phương châm: " chữ tâm đi trước, chữ lợi đi sau "
      Chắc chắn rằng Quý Khách sẽ nhận được từ chúng tôi:

  1. Sự tư vấn nhiệt tình
  2. Sự hài hòa mọi không gian
  3. Sự bảo hành chu đáo
  4. Chúng tôi luôn có những chủng loại cây mới lạ, có độ bền cao, đa dạng để phục vụ quý khách.
  5. Mọi dịch vụ cung cấp cây đều được vận chuyển, kê đặt miễn phí theo yêu cầu của quý khách trong nội thành Hà Nội
Cây cảnh Nhật Hiếu" tin tưởng rằng với trình độ, kỹ thuật, năng lực và dịch vụ cung cấp cây hiệu quả của mình sẽ thoả mãn mọi nhu cầu của quý khách.
 Chúng tôi là " sự kết hợp hài hoà cho ngôi nhà của bạn "
Xem thêm: cây cảnh để bàn đẹp và sống tốt nhất trong nhà.
Xem thêm: cho thuê cây cảnh văn phòng
Cây cảnh Nhật Hiếu
Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan sân vườn
=============================
Hotline: 09450  86  123
             0948 14 24 34
Gmail:caycanhnhathieu@gmail.com
http://caycanhnhathieu.blogspot.com
26/107 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà nội

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

cây cảnh ngọc ngân thủy sinh, để bàn đẹp xinh xắn


cây để bàn ngọc ngân
Cây để bàn ngọc ngân
Tên Tiếng Anh: aglaonema silver bay
Tên Khoa Học: Aglaonema oblongifolium

cây ngọc ngân là một loại cây nội thất được nhiều người dân lựa chọn nó để làm cây cảnh văn phòng
Loại cây này có kích thước độ cao từ 15-30cm  nên được mọi người lựa chọn nó làm cây cảnh để bàn, cũng có người lựa chọn nó làm cây thủy sinh để bàn trông rất đẹp và xinh xắn.
Loại cây này có hình thái rết đẹp, lá có nhiều đốm trắng kết hợp viền xanh nên rất dễ thương, bên cạnh đó còn dễ chăm sóc và độ bền của cây rất cao. 


Cây ngọc ngân còn mang nhiều ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, nhiều niềm vui đến cho bạn.
Cây thủy sinh ngọc ngân
Cây thủy sinh ngọc ngân

Cây cảnh Nhật Hiếu

Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan sân vườn
================================

 Hotline: 09450 86 123
               0948 14 24 34
Gmail:caycanhnhathieu@gmail.com
http://caycanhnhathieu.blogspot.com
26/107 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà nội

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Cách chăm sóc cây thiết mộc lan tốt nhất

 
Thiết mộc lan ghép
Cây thiết mộc lan ghép

Cây thiết mộc lan trong thời gian gần đây, có xu hướng được trang trí vào văn phòng ngày một nhiều hơn, vì cây thiết mộc lan này thuộc dòng cây nội thất hay còn gọi là cây văn phòng sống rất tốt trong nhà và có độ bền rất cao.
 Thông thường cây thiết mộc lan có tuổi thọ từ 1 năm đến 3 năm trong điều kiện ánh sáng ít và được chăm sóc bình thường . Để cây ổn định và có độ bền cao trong nhà thì nhu cầu chăm sóc cây là một vấn đề quan trọng không thể thiếu được từ xưa đến nay.
  • Chăm sóc cây thiết mộc lan trồng trong nhà
Để cây thiết mộc lan sống tốt và đẹp, lá xanh mướt, có màu xanh sẫm thì điều đầu tiên cần nhắc đến là chế độ tưới nước cho cây và lượng nước là bao nhiêu?


+ Nước:
Với nhiều năm kinh nghiệm trong hạng mục chăm sóc cây nội thất, nên chúng tôi biết được cây thiết mộc lan là một loại cây rất cần nước. Chính vì thế người chăm sóc phải thường xuyên cung cấp đủ nước cho cây để duy trì sự sống của cây.
Cây thiết mộc lan trước khi tưới nước người chăm sóc cần phải xem xét , quan sát lá, thân, chậu để biết cây cần cung cấp nước nhiều hay ít. Thường xuyên xới xáo đất tơi xốp thì việc tưới nước sẽ dễ dàng ngấm sâu xuống bộ rễ giúp cây hút dễ dàng hơn.
Cây thiết mộc lan gốc
Cây thiết mộc lan gốc
 Thông thường tưới nước tuần 1đến 2 lần đối với cây trong nhà.

                                . Đối với thiết mộc lan ghép lượng nước 300-500ml cho một lần tưới.
                                . Đối với thiết mộc lan gốc lượng nươc 700-1.5 lít cho một lần tưới. 
Ghi chú: tùy vào chậu mà ta có thể tưới nhiều hay ít , chậu bé tưới ít, chậu to tưới nhiều.
+ phân bón:
 Để cây phát triển sinh trưởng bình thường thì lượng phân bón cho cây  là không thể thiếu, thông thường sau khi trồng 2-3 tháng mình có thể bón phân NPK cho cây để sinh trưởng phát triển tốt hơn. Không được bón phân sát gốc cây và thân cây, vì như thế hiện tượng cây xót và  chết.
Vì cây trồng trong chậu nên lượng phân chỉ một nắm nhỏ đối với cây thiết ghép, một nắm đến hai nắm phân đối với chậu thiết mộc lan gốc.
+ Sâu bệnh:  Đối với cây thiết mộc lan thì rất ít bị sâu bệnh. Hầu như là không có. Thỉnh thoảng có sâu quấn chiếu làm khô vằn lá, khi thấy hiện tượng đó ta quan sát và bắt nó đi là ok.

Xem thêm: cây cảnh để bàn hà nội
Xem thêm:  Cho thuê cây cảnh tại Hà Nội đẹp và uy tín
  
Cây cảnh Nhật Hiếu

Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan xanh
===========================
 Hotline: 09450 86 123
Gmail: caycanhnhathieu@gmail.com
http://caycanhnhathieu.com
32 Khu dãn dân /111 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà nội

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Cách chăm sóc cây cảnh để bàn làm việc tốt nhất

cây để bàn may mắn
cây may măn để bàn
Cây cảnh, từ xưa đến nay được nhiều người dân sử dụng nó để trang trí cho ngôi nhà hay khu văn phòng làm việc. Ngoài mục đích trang trí cho ngôi nhà hay văn phòng của mình thêm đẹp, xanh tươi hơn còn giúp cải thiện môi trường sống xanh trong lành thoáng mát, còn giúp gia chủ làm ăn may mắn, phát tài phát lộc. Chính vì thế để cây cảnh văn phòng đẹp hay tất cả cây cảnh trong nhà cần được chăm sóc cận thận và chu đáo, tránh hiện tượng cây chết, héo , lá vàng và làm mất cảnh quan ngôi nhà thậm chí đi ngược lại với tâm linh, phong thủy.
Để cây cảnh đảm bảo xanh, sạch đẹp sống tốt trong nhà nói chung và cây cảnh để bàn hà nội nói riêng. Hôm nay chúng tôi Cây cảnh Nhật Hiếu xin hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh để bàn đúng cách, ngắn gọn để các bạn có thể tiện chăm sóc cây được tốt hơn.


Cây cảnh để bàn sau khi được trồng ổn định vào chậu, trong quá trình sinh trưởng và phát triển có rất nhiều yếu tố tác động tới nó. Ví dụ: Nhiệt độ, ánh sáng,  nước, phân bón, sâu bệnh
  • Nhiệt độ:
Đối với loại cây cảnh để bàn ưa thích với một nhiệt độ nhất định từ 20-30 độ C. ( là loại cây bé nên nếu nhiệt độ thấp quá sinh trưởng của cây cũng kém. Nhưng nếu nhiệt độ cao quá cũng làm cây kém phát triển.)
  • Ánh sáng:
Khâu này khá rất là quan trọng, vì bất kỳ một cây cảnh nào cũng đều cần ánh sáng, vì thế trước khi trang trí, kê đặt ta phải xem xét vị trí đó có ánh sáng hay không. Và nên chú ý tránh ánh sáng trực tiếp từ tự nhiên, nhưng không được tối quá.
  •  Nước
Nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất để chăm sóc cây để bàn này. Bất kỳ một cây cảnh nào cũng đều cần nước, nhưng chết độ nước thế nào cho hợp lý là vấn đề quan trọng?
cây tài lộc để bàn
cây tài lộc | cây kim ngân để bàn
 Vì cây để bàn thông thường trang trí trong nhà và có chậu rất bé nếu tưới nhiều nước quá sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, thậm chí cây chết do nhiều nước và thối rễ.
Để cây cảnh để bàn được tốt các bạn nên tưới mỗi tuần 1-2 lần, mỗi lần thông thường 70-100ml nước tùy vào kích thước của chậu. Tưới đủ ẩm, không nên tưới nhiều và trước khi tưới các bạn phải quan sát xem đất còn ẩm hay không. Cách tưới tốt nhất dùng bình xịt phun quá lá và đất như thế cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.
  • Phân bón:
Đối với cây để bàn rất bé nên nhu cầu phân bón của nó cũng không đáng kể, thông thường 3-4 tháng mình có thể bón phân cho cây và nên sử dụng phân NPK để bón cho nó. Vì cây bé nên mình chỉ bỏ một lượng rất ít tỉ lệ 1/3 thìa cafe phân NPK rắc đều quanh gốc và tránh xa gốc cây. Trước khi bỏ phân ta xới xáo đất tơi xốp và làm rãnh bỏ phân xuống, sau khi bỏ phân xong ta lấp đất cho kín phân và tưới nước là được.
  • Sâu bệnh
Chủng loại cây này rất hiếm khi bị bệnh, thông thường ít gặp chỉ một số cây
Ví dụ :
cây ngọc ngân bị dệp sáp trắng.
Điều trị:
đầu tiên dùng khăn lau sạch tất cả dệp sáp và sau đó mua dầu rửa bát mỹ hảo pha lượng vừa với nước dùng bình xịt lên cây. Làm 1-2 lần như vậy dệp sẽ hết, biện pháp này không ảnh hưởng đến người ở trong nhà, khuyến khích các bạn nên dùng cách này.


 Cây cảnh Nhật Hiếu

Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan xanh
============================
 Hotline: 09450 86 123 - 0967 386 123
Gmail: caycanhnhathieu@gmail.com
http://caycanhnhathieu.blogspot.com
32b/ 111 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà nội

    Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

    Trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh leo cột

    cây vạn niên thanh
    cây vạn niên thanh
    Trong thời gian gần đây việc trang trí cho ngôi nhà, bằng các loại cây nội thất, hiện nay là một nhu cầu mỹ thuật không thể thiếu được đối với người dân. Có rất nhiều loại cây dùng để trang trí cho ngôi nhà của mình hay khu văn phòng làm việc để tạo một không gian xanh mang lại sự gần gũi hơn nữa giữa con người với thiên nhiên.
    Một số cây chủ đạo đưa lại không gian sống xanh đẹp và bền dễ chăm sóc:
    Cây kim tiền
    cây thiết mộc lan
    cây vạn niên thanh
    Đại đế tím,xanh
    Cau hawoai
    .v.v....
    Hôm nay Cây cảnh Nhật Hiếu  xin giới thiệu cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh leo cột
    Đây là một loại cây văn phòng  rất phù hợp với việc trang trí nội thất. Cây vạn niên thanh này có thể trồng được quanh năm kỹ thuật trồng lại tương đối đơn giản, khả năng thích ứng cao và hầu như không có sâu bệnh hại :


    Cây vạn  niên thanh là một loại cây cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập vào nước ta theo con đường cửa ngạch trong những năm gần đây cây vạn niên thanh được coi là những loại cây cảnh được ưa chuộng dùng để trang trí nội thất.
    Cây vạn niên thanh thuộc loại cây thân mềm và leo đường kính thân từ 1-1.5cm chiều cao của cây từ 1.3-1.6m cây có màu xanh sẫm, lá to như lá trầu.
    Cây vạn niên thanh có bộ rễ trùm rất mạnh, nên cây này thuộc dạng cây rất phàm ăn, lá thuộc loại lá đơn dài đầu nhọn, chiều dài lá 20-25cm, chiều rộng từ 7-18cm tùy thuộc vào cách chăm sóc, Vì thế cây này thuộc cây cảnh chơi lá.
    Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
    • Giá thể 
    Khâu này rất quan trọng trong việc trồng tất cả cây cảnh chứ không phải riêng cây này, đối với giá thể bao gồm 2/3 trấu hun + 1/3 đất phù sa. Yêu cầu giá thể phải tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện để cho rễ cây sinh trưởng phát triển
    • Chuẩn bị cọc leo:
    cây vạn niên thanh leo cột
    cây vạn niên thanh leo cột
      Để làm cọc cho cây leo các bạn có thể chọn đoạn tre hay ống nhựa cao 1.2-1.5m đường kính 4-5 cm và chọn bẹ cọ hay xơ dừa dùng dây lilon đỏ để cuốn chặt xung quanh cọc để rễ cây leo và bám được dễ dàng.
    • Chọn chậu:
    Đối với cây vạn niên thanh nên chọn các chậu cao để tương xứng với chiều cao của cây ( thông thường chọn chậu cao trắng trơn nếu không có ta có thể trồng vào chậu trám, tùy theo chiều cao của cây mà chọn chậu to hay bé)
    • Chọn giống:
    Ta chọn cây giống to khỏe, sống tốt. Cắt thành từng đoạn, mỗi đoạn gồm phần ngọn và kèm theo 2-3 lá, chiều dài của đoạn có thể 20-25cm. Chậu được trồng 5-7 ngọn như vừa nói ở trên.
    • Kỹ thuật trồng
    Khi có đầy đủ rồi ta có thể tiến hành trồng, trước tiên ta lấy một mảnh sành và bịt lỗ của chậu cây để tránh hiện tượng đất rơi xuống khi di chuyển ( bịt đáy chậu nhưng vẫn để kẽ hở cho nước thoát ra ngoài.). Sau đó tiến hành cho giá thể vào và cắm cọc, sau khi cắm cọc xong tiếp theo ta có thể trồng cây vào.( chú ý cắm cọc trước khi trồng cây)
    Xem thêm: Cho thuê cây cảnh văn phòng 
    • Chăm sóc 
     là cây thuộc thân leo có rễ bám vào cột nên khi chăm sóc cần tưới vào các thân leo trên cột. Dùng bình xịt, hay dùng cốc đổ trên ngọn cột đổ xuống biện pháp này người chăm sóc phải khéo léo tránh ảnh hưởng nước rớt ra ngoài nhà.Đối với cây này chế độ nước cũng tùy vào chậu lớn hay bé mà tưới nước. Chậu lớn cần 500ml-600ml mỗi lần và tuần chia làm 1-2 lần, chậu bé 400ml. xịt toàn thân vào cọc leo và xung quanh gốc cây. Kết hợp dùng khăn lau lá và cắt tỉa lá vàng để cây xanh và bóng mượt hơn. Chúc các bạn thành công
    Xem thêm: kỹ thuật trồng cây thiết mộc lan đẹp và ý nghĩa.

     Cây cảnh Nhật Hiếu

    Thiết Kế - Thi Công - Cảnh Quan xanh
    ===========================
     Hotline: 09450 86 123
    Gmail:caycanhnhathieu@gmail.com
    http://caycanhnhathieu.blogspot.com
    26/107 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà nội

    Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

    Một số tác phẩm Bonsai cây cảnh nổi tiếng ( Phần 2 )



    “Quần lâm”

    Loại cây: Tùng
    Quy cách: Bồn rộng
    Tác giả: Nguyễn Thế Nghĩa, Hà Nội
    Quần lâm là rừng cây. Bồn cảnh theo dạng rừng cây thường chọn bồn miệng nông hình bầu dục hoặc hình chữ nhật. Bồn nông làm cho cây có vẻ cao và hùng vĩ. Bồn hình bầu dục làm cho cảnh càng sâu xa. Bồn cát miệng nông dưới đáy phải có lỗ thoát nước. Bồn đá cực nông có thể không cần lỗ thoát nước.
    Nên dùng cây cùng giống, làm cho mặt bức vẽ dễ thống nhất.
    Trồng cùng nhau những cây không cùng giống, tất phải lấy một giống làm chính. Số lượng và thể lượng của chúng đều chiếm ưu thế tuyệt đối. Những giống cây khác làm nền để tránh “khách to tiếng hơn chủ”. Dáng của mỗi loại cây tuy không giống nhau hoàn toàn nhưng về phong cách cơ bản thì nên giống nhau. Nếu như thân thẳng đều phải thân thẳng cả, chỉ kết hợp thẳng nghiêng trong khi trồng. Nếu như cây thân thẳng và cây thân cong trồng lẫn với nhau thì rất khó thống nhất hài hòa.
    Trong tác phẩm là một cánh rừng tùng trên một sườn đồi thoai thoải gợi nhớ đến vẻ đẹp cánh rừng vùng cao nguyên Đà Lạt.

    “Trực Tùng”

    Loại cây: Tùng
    Quy cách: Bồn sâu
    Tác giả: Phương Đông, Lâm Đồng
    Thân cây mọc đứng nhưng hơi to mảnh, tỷ lệ hướng ngang mảnh. Đây là dáng xoắn vặn kiểu cupressus duclouxiana Hiken chuẩn mực. Tuy vóc dáng mảnh mai nhưng tác phẩm vẫn thể hiện chất “cường và cương” vốn có của thế trực. Tán lá dạng bán nguyệt trông sinh động và tự nhiên khiến người thưởng ngoạn thấy sự hài hòa phấn đấu hướng lên phía trước.
    “Trực Tùng” chịu nắng, đất trồng thoáng xốp như đất trồng sứ. Đây là loại cây có lá kim phù hợp với hình dáng của cây Bonsai thu nhỏ, thân cây xù xì.

    “Đệ nhất phu thê”

    Loại cây: Tùng
    Quy cách: Bồn vuông
    Tác giả: Nguyễn Đăng Hùng (sắt), Hà Nội
     Tác giả dùng hai thân cây cao mảnh thế trực riêng biệt song hành trong một bồn cảnh nông. Khác với hai thân quấn quýt như dáng mẫu tử, các tán lá chỉ tựa vai vào nhau nhẹ nhàng nên chủ đề bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được đề cao rõ nét. Trong một bồn cảnh với thế trực của loại cây có lá xanh tốt quanh năm tượng trưng cho hai tấm lòng không bao giờ thay đổi. Đó là sinh tử hoạn nạn luôn có nhau dù thời cuộc đổi thay.
    Tùng có dáng rất đẹp, nhưng có tuổi đời khá lớn, tốc độ sinh trưởng chậm nên người chơi phải chịu áp lực rất lớn.

    “Cổ mộc”

    Loại cây: Sanh
    Quy cách: Bồn nông
    Tác giả: Chu Mạnh Hùng, Hà Nội
    Sanh có thân sát nhau dáng cứng cáp, tán dày tạo dáng một đám mây bồng bềnh. Gốc sanh bám đá chắc chắn, rễ cây mạnh mẽ phá đá vươn lên. Bồn cảnh còn có bóng dáng thấp thoáng của con người qua một ngôi đình nhỏ. Một trí sỹ ngồi ung dung ở đó ngắm mây bay. Từ một góc nhìn rộng, bồn cảnh có dáng uy nghi, hùng vĩ nhưng cũng mềm mại, uyển chuyển khúc chiết.
    Cây sanh được các nghệ nhân ưa chuộng bởi nhiều nguyên nhân. Từ xưa, ông cha ta quan niệm 4 loài cây quý “Sanh, Sung, Đa, Lộc” hoặc “Đa, Sung, Sanh, Si” ứng với tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng” nên nhiều người chơi cây cảnh chọn chơi cây sanh. Sanh có gần 40 loại, điểm phân biệt giữa các loại chủ yếu là phần lá (to, nhỏ, dày, thưa…)
    Dân chơi cây cảnh hay chọn loại sanh của miền Trung, nhất là ở Phú Yên bởi các loại sanh ở đây có lá nhỏ, da thân sần sùi, bắt mắt và đặc biệt mang dáng cổ thụ. Ngoài ra, nhiều người quan niệm rằng có cây sanh trong nhà, sự nghiệp làm ăn của chủ nhân sẽ luôn sinh sôi, nảy nở, giống như người ta quan niệm về lộc từ cây lộc vừng.
    Sanh có thân cành dẻo dễ uốn, ưa nước, tốc độ sinh trưởng mạnh nên dễ biến thể, tạo dáng. Đặc biệt, tính kháng bệnh sâu trùng nhiệt đới rất tốt so với nhiều loài khác nên giới chơi cây rất chuộng. Tuy nhiên, việc chọn sanh khai thác từ thiên nhiên hoang da và tạo dáng để có giá trị đạt các chuẩn “mỹ - kỳ - cổ” là việc không phải dễ dàng.