Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Một số loại cây ra hoa vào mùa đông.

Hôm nay LuxBonsai sẽ tổng hợp kinh nghiệm của mình để xem những loài hoa nào phù hợp cho mùa đông tại Miền Bắc. Những loại cây bên dưới rất phù hợp cho thời tiết mùa đông lạnh giá. Các cây này có thể ra hoa vào dịp tếtvà phù hợp với sân vườn hoặc vườn trên sân thượng.

1. Cây hoa thược dược

 

Thược dược là loại hoa đặc biệt vì phù hợp với mọi khí hậu là có thể chịu được rét rất tốt. Thời điểm nở rộ và đẹp nhất của thược dược là vào mùa Đông. Từ lâu thược dược đã được nhiều gia đình ưa chuộng trồng tại vườn sân thượng hoặc ban công với mong muốn mang đến hạnh phúc, niềm vui và sự ấm áp cho gia đình trong mùa đông giá lạnh. Ở các nhà vườn tại Hà Nội (Tây tựu) hay Sài gòn (Gò vấp) trồng khá nhiều loại hoa này để phục vụ dịp tết.


2.Cúc xuxi

 

Hoa xu xi (cúc xu xi) hay còn biết đến với tên gọi là hoa mặt trời, do màu sắc và hình dáng của bông hoa rực rỡ như ánh mặt trời sẽ giúp nhà bạn thêm phần ấm áp trong mùa đông này. Đây cũng là loại hoa thân thảo hằng năm, phát triển nhanh, không chịu được ngập úng nhưng lại ưa độ ẩm. Cúc xu xi là loại hoa trồng ban công rất thích hợp nhờ có nhiều màu sắc khác nhau nhưng phổ biến là hai màu vàng và vàng cam, có loại cánh đơn, cánh kép và có loại nhị vàng, có loại nhị nâu đen.

3. Cây Dạ yến thảo

 

    Dạ yến thảo là loài hoa phù hợp trồng vào mùa đông. Dạ Yến Thảo được trồng khá phổ biến bởi các chị em phụ nữ do các loại hoa này đẹp, nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng. Ngoài ra Dạ Yến Thảo thuộc loài cây thân cỏ, thuộc họ cà, nở hoa quanh năm nhưng lại đẹp nhất vào mùa đông. Đặc tính của Dạ Yến Thảo là không chịu được úng ngập nên bạn không cần tưới nhiều nước, khoảng 2 ngày tưới cây một lần để giữ độ ẩm cho đất ở mức vừa phải.

4. Cây dừa cạn

 

   Dừa cạn là loại hoa trồng ban công hoặc sân vườn rất thích hợp, giúp căn nhà của bạn thêm phần rực rỡ và ấm áp. Đây là loại hoa đẹp cả thân lá, hoa nhiều màu sắc như trắng, hồng, đỏ, tím…lá xanh mỡ màng nhiều sức sống.

    Là loại cây thân thảo nên hoa dừa cạn cũng khá dễ trồng, bên cạnh việc chịu được khô hạn thì dừa cạn lại có nhược điểm là dễ bị chết do úng ngập. Vì vậy trong việc chăm sóc bạn chỉ cần tưới bằng bình phun sương mỗi sáng chiều là đủ.

5. Cây mào gà

 

  Không mang dáng vẻ mỏng manh như những loài hoa vừa kể trên, bông hoa mào gà lại có hình dáng tương tự như chiếc mào gà của gà trống, kiểu gợn sóng, lông mềm như nhung. Màu đặc trưng của hoa mào gà là màu đỏ và màu vàng, cả hai màu đều mang sắc thái ấm áp cho căn nhà khi trồng trang trí. Hoa mào gà thường mọc cây đơn lẻ, thích hợp với loại đất tơi xốp, độ ẩm trung bình. Đây là loại cây ưa sáng nên thích hợp trồng ngoài ban công.

6. Cây hoa trà thâm, trà cung đình


Hoa trà là loại hoa cao cấp vì việc trồng và chăm sóc chúng khá phức tạp, cộng thêm việc hoa trà nở ra rất nhiều cánh. Hoa giống kép (bát diện) chăm tốt có thể to gần bằng cái bát con. Hoa trà là loài hoa to, đẹp, không sợ gió lạnh, là loại cây cảnh có giá trị cao. Tràng hoa có đơn tràng, trùng tràng, hoa có các màu đỏ sẫm, đỏ nhạt, trắng, tím. Thời kỳ hoa nở dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau đặc biệt thích hợp với việc trang trí phòng khách trong mùa xuân.

Hiện tại vườn của LuxBonsai.com có bán tất cả các loại cây trên tại 101 Đào Tấn Hà Nội.
Tham khảo từ: lamsao.com

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Cây cảnh Sài Gòn: Rao tiền tỷ, bán vài chục triệu

Nhiều loại cây cảnh (kiểng) được nhà vườn công bố giá bán trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng nhưng sau đó lại được bán ở "cửa sau" với giá chỉ vài chục triệu đồng.

Theo nhận định của nhiều nghệ nhân cây kiểng tại TP HCM, một số loại kiểng, bonsai, cổ thụ đang được “hét giá” hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mà không có chứng từ. Thị trường cây cảnh đang bị thao túng. Cao điểm chuẩn bị hàng cho Tết Nguyên đán đang bắt đầu ở các nhà vườn nhưng sức mua không cao so với mọi năm.

Ông Nguyễn Văn Giá, một chủ vườn kiểng ở Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP HCM, cho biết, từ trước đến nay, việc định giá kiểng chỉ diễn ra trong chợ Tết. Người bán phải tìm hiểu, so kè với nhiều vườn bạn để cho ra một mức hợp lý. Nhưng năm nay, thương lái tìm đến một số vườn lớn trả giá cao, tạo nên tin đồn về những cây kiểng quý có giá cả tỷ đồng.




Tại TP HCM, cây kiểng được bày bán ở nhiều tuyến đường nhưng không có người mua. Ảnh: Zen Nguyễn.

Xét về phương diện nghệ thuật, giá cây càng cao càng khẳng định được tâm huyết, giá trị của nghệ nhân. Nhưng xét về mặt thương mại, hiếm có người người chịu bỏ tiền tỷ ra mua cây kiểng về chơi, nhất là thời buổi kiếm tiền khó khăn như hiện nay”, ông Giá nói.

Nghệ nhân Ba Hùng, chủ cặp khuế rao bán 7 tỷ ở Tây Ninh, cho biết, giá trị cây kiểng nằm ở công chăm sóc, tạo dáng, và mất nhiều thời gian để săn tìm.

Sau 3 tháng rao bán vườn kiểng với giá 170 tỷ đồng, đến nay, ông Ba Hùng mới bán được một số cây nhỏ giá vài chục triệu đồng mỗi cây. Những cây lớn rao giá cả tỷ đồng vẫn chưa được hỏi mua. Không ít cò cây đến đề cập muốn "giải vây" vườn kiểng với giá rẻ nhưng ông Hùng chưa đồng ý.


Vườn kiểng 170 tỷ của ông chủ cặp khế 300 tuổi làm xôn xao dư luận. Nhiều nghệ nhân, thương lái ngờ vực đây là mức giá ảo. Ảnh: Zen Nguyễn.

Trong khi đó, nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh, chủ cơ sở sản xuất non bộ, trồng bonsai ở Hóc Môn, TP HCM cho biết, nhiều vườn “hét giá” cây kiểng hàng trăm triệu, thậm chí lên đến hàng tỷ đồng. Sau đó, chính những người này phải nhờ các mối lái quen biết đi “rỉ tai” các chủ vườn khác bán với giá vài chục triệu đồng. Nhờ vào mối này, anh Vinh thu về nhiều cây có giá trị. Sau khi sửa dáng, cơ sở này quyết định bán ra với mức giá thấp hơn 10 lần so với mức được rao ban đầu.

Nếu cứ tiếp tục sống với giá ảo, thị trường cây kiểng TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ bị tuột dốc. Người chơi kiểng sẽ thờ ơ, không có sức mua, nhà vườn chính là người bị thiệt hại lớn nhất”, anh Vinh chia sẻ.

Ngoài giá ảo, kiểng còn bị làm giả, lão hóa nhanh để bán giá cao. Một cò cây kiểng trên đường Trường Chinh, quận Tân Bình, cho biết, với chiếc máy mài, đục, vài bịch bột màu, một cây đã trở nên sần sùi. Có những cây giá chỉ vài trăm nghìn nhưng lại được biến thành kiểng quý 40 năm tuổi giá trăm triệu, sau 3 tháng đến một năm nuôi dưỡng.

Thậm chí, theo lời nghệ nhân này, trên thị trường còn xuất hiện một số loại thuốc kích thích tăng trưởng hàng Trung Quốc. Thuốc có tác dụng làm nhanh lão hóa cây, khiến nghệ nhân kinh nghiệm lâu năm cũng khó phân biệt đó là cây giả.

Lời bình của LuxBonsai: Hiện tượng cây cảnh được hét giá hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng theo quan điểm của LuxBonsai là nên hạn chế. Mặc dù là hàng nghệ thuật thì giá trị khó có thể định giá như hàng công nghiệp (tính chi phí giá vốn + công chăm sóc) hoặc nếu là thương gia thì có thể tính cả chi phí cơ hội (chi phí đi "săn"). Tuy nhiên khi định giá các nhà vườn nên quan sát cả thị trường cây cảnh trước khi đưa ra một mức giá hợp lý để có lãi và phù hợp với thị trường.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Một số loại cây cảnh có thể chữa trị được bệnh tật

Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại thực vật có thể dùng để vừa trang trí nhà đẹp được gọi là cây cảnh nội thất hoặc cây cảnh để bàn. Chúng vừa giúp không khí trong sạch và nhà cửa thân thiện với thiên nhiên. Có rất nhiều loại cây cảnh dễ trồng lại có tác dụng hút khuẩn độc, làm sạch không khí tương tự hành. Trong ngôi nhà của chúng ta luôn tồn tại những loại khí độc từ các đồ dùng nội thất, chất sơn, đánh bóng, chất tẩy rửa hay bụi bẩn, các sợi vải trong không khí. Đó là những nguyên nhân gây nên nhiều loại bệnh tật ở con người. Vậy nên, hãy trồng trong nhà mình 1 trong những loại cây sau nhé:

Nha đam


Có công dụng thanh lọc không khí, detox cho phổi và làn da.

Dây nhện (kim tước)


Dây nhện giúp loại bỏ các hóa chất từ vật dụng hàng ngày, đảm bảo sức khỏe của phổi nói riêng và đường hô hấp nói chung.

Lưỡi hổ


Tương tự nha đam, lưỡi hổ cũng có thể cải tạo không gian ô nhiễm, loại bỏ chất thải và giúp việc hấp thụ không khí hiệu quả hơn.

Thường xuân


Đây là loại cây phù hợp với người hay bị dị ứng bởi khả năng gạn lọc khói bụi và hóa chất - tác nhân chính gây dị ứng ở nhiều người.

Trúc mây


Trúc mây hạn chế tình trạng kích ứng, đỏ mắt, sổ mũi, vàng đầu hoặc ngất xỉu do không khí bị nhiễm độc amoniac.


Ngoài ra còn một số loại cây khác như cây bỏng, cây cỏ khác có những tác dụng rất tốt trong sức khỏe hoặc trong đời sống. mời quý vị thăm quan vườn LuxBonsai để tìm hiểu thêm đa dạng thực vật của chúng tôi.

Chợ sinh vật cảnh lớn nhất Sài Gòn

Chợ sinh vật cảnh lớn nhất Sài Gòn


Trên đoạn phố chỉ hơn 500 m nhưng có đến hơn 100 cửa hàng bán chim, cá, cây cảnh, phụ kiện trang trí đó là khu nằm trên đường Cộng Hòa kéo dài qua Trường Chinh (Tân Bình).

Đây là địa điểm quen thuộc của giới yêu thích chơi sinh vật cảnh tại TP HCM. Sản phẩm ở chợ rất phong phú về sinh vật cảnh bao gồm các chủng loại như: cây cảnh, cá cảnh, chim cảnh..., Cùng với đó là nhiều mặt hàng và kèm theo nhiều phụ kiện, nguyên liệu nuôi trồng.

Theo thông tin của một số chủ cửa hàng thì phí thuê mặt bằng ở đây từ 3-10 triệu một gian hàng tùy vào diện tích. Anh Thử, chủ một cửa hàng chuyên bán cây kiểng cho biết, giá ở đây rất bình dân, thấp nhất chỉ vài nghìn đồng và có đủ loại cho khách lựa chọn. Loại chăm sóc cầu kỳ như bonsai cũng chỉ 0,3-5 triệu đồng.

Khách đến đây sẽ được xem trực tiếp các nghệ nhân sửa dáng từ những loại kiểng nhỏ có giá vài trăm nghìn đồng...

... cho đến những cây cao 3-5 m, giá 10-100 triệu đồng.

Đây cũng là khu chợ cung cấp nhiều loại đá cho các cơ sở sản xuất non bộ. Hằng ngày, các cửa hàng tại chợ này cung ứng hàng chục tấn đá các loại ra thị trường.

Nếu không có thời gian, khách có thể chọn mua non bộ được thiết kế sẵn với giá 1-10 triệu đồng, tùy thuộc vào kích thước.

Đây cũng là đầu mối chuyên cung cấp cá cảnh cho các cửa hàng lớn trên địa bàn thành phố.


Hàng trăm loại chim cảnh được bày bán ở đây.

Một số cửa hàng còn nuôi và bán cả đại bàng, diều hâu, với mức giá 500.000-1.000.000 đồng/con loại 3-6 tháng tuổi. Khu vực mua bán, sửa lồng chim luôn đông khách.

Anh Ninh, chủ cơ sở sản xuất lồng chim ở đây cho biết, giới chơi và kinh doanh sinh vật cảnh ở TP HCM và các tỉnh lân cận ai cũng biết khu chợ này. Hằng ngày, không chỉ người dân TP HCM mà rất nhiều khách tỉnh ngoài đến đây tham quan và mua sắm. Cửa hàng của anh mỗi ngày bán và sửa hàng trăm lồng chim các loại.


Theo chủ một cửa hàng cung cấp phụ kiện trang trí non bộ, đây là ngành hàng phải cạnh tranh quyết liệt nhất tại chợ này. Do đây là mặt hàng dễ kinh doanh nên số lượng người bán liên tục tăng. Tại cửa hàng anh, hôm nào gặp khách mua số lượng lớn thì lời được 200.000-1.000.000 đồng, nhưng phần nhiều rơi vào cảnh ế ẩm.


Khu này cũng là nơi cung cấp sỉ và lẻ nhiều loại giống hoa kiểng, đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Festival nông nghiệp 2015


Festival Nông nghiệp 2015 diễn ra từ ngày 23 đến 29/10 tại công viên Gia Định, Quận Gò Vấp, TPHCM với 500 gian hàng. Tại festival nông nghiệp lần này rất nhiều loại cây giống, hạt giống, sản phẩm từ nông nghiệp được bày bán.

Festival Nông nghiệp 2015 giới thiệu nhiều loại đặc sản của các tỉnh thành từ miền Trung, Tây Nguyên đến miền Tây, thu hút khá đông người dân TPHCM tham gia mua sắm.

Các nhà nông từ Quảng Ngãi đem đến hội chợ món hành, tỏi Lý Sơn. Còn các tỉnh Tây Nguyên tham gia lần này với những nhánh lan rừng mộc mạc. An Giang với những trái thốt nốt được chế biến thành rất nhiều món như đường, chè, bánh bò, nước thốt nốt.

Mặc dù chưa tới thời điểm cuối năm nhưng những chậu mai và cây cảnh cho mùa tết cũng được chưng bán tại đây.

Theo ông Ngọc Nhã, một chủ vườn cây cảnh tại huyện Chợ Lách, Bến Tre, mới hai ngày diễn ra festival nhưng lượng hàng ông bán ra được khá nhiều. “Hai ngày nay vợ chồng tôi bán được cũng khá,” ông Nhã cho hay.


Phấn khởi vì bán được hàng, ông Phạm Anh Dũng, một chủ vườn hoa lan tại Huyện Củ Chi, TPHCM cho hay, ông tham gia nhiều hội chợ và triển lãm nhưng lần này ông bán được nhiều hàng hơn hẳn. Tại quầy bán lan của ông Dũng chiều 24-10 khách ra vào rất đông, còn ông đang bận rộn chuẩn bị hàng giao cho một khách vừa đặt vài chục giỏ lan giao tận nơi.

Festival diễn ra vào dịp cuối tuần thu hút khá đông khách tham gia

Nhiều đặc sản từ các miền quê được trưng bày tại festival năm nay, trong ảnh là khổ qua rừng từ Lâm Đồng.

Các món ăn được chế biến từ trái thốt nốt An Giang được nhiều người chú ý

Ông Phạm Anh Dũng, chủ một vườn lan tại huyện Củ Chi, đang chuẩn bị hàng giao cho khách, theo ông Dũng năm nay hoa lan bán khá chạy

Hành và tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi được bày bán ở festival

Gian hàng của tỉnh Đồng Nai được khá nhiều người quan tâm, chụp hình lưu niệm với một bụi mì (sắn) khá to
Tuy chưa vào mùa tết nhưng hoa mai, cây cảnh được bày bán khá nhiều tại festival


Những chậu lan rừng mộc mạc từ Tây Nguyên được bày bán trong hội chợ này
Theo thesaigontimes

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

E-KAIA ra mắt thiết bị sạc pin điện thoại bằng cây cảnh

Nhóm sinh viên trẻ ở Chile đã sáng chế ra phương pháp sạc pin điện thoại cây cảnh. Thiết bị có tên gọi E-KAIA.

Thiết bị này do nhóm sinh viên trẻ đến từ Chile có khả năng chuyển hóa năng lượng quang hợp của cây cảnh để sạc pin điện thoại. Khả năng sạc ước đạt tới 95% so với nguồn điện thông thường.
Cây cảnh sạc điện thoại

Dùng điện để phát sáng

Nguyên lý hoạt động của E-KAIA




Trước đó, theo Daily Mail, một nhà thiết kế người Pháp cũng đã tạo ra cây bonsai điện tử vừa dùng để trang trí vừa để sạc pin cho các thiết bị điện như điện thoại, iPad… Lá của nó không xanh, nhưng chắc chắn là nguồn cung cấp năng lượng đầy tiềm năng. Cây bonsai điện tử này có 27 tấm năng lượng mặt trời nhỏ làm bằng silicon - hay còn gọi là “lá” - có thể được sắp xếp theo ý thích riêng của người sử dụng. Bên trong chân đế của thiết bị là một bộ pin tích trữ năng lượng mặt trời. Khi năng lượng đầy, nó có thể sạc được một chiếc iPad trong 2 lần và sạc đầy một điện thoại chỉ mất 4 giờ đồng hồ.

Như vậy, trong tương lai con người hoàn toàn có thể sử dụng các loài thực vật tự nhiên và nhân tạo dựa trên khả năng quang học để làm nguồn nhiên liệu điện phục vụ khả năng vận hành của các thiết bị điện tử.

Nguồn: http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-3078365/The-ultimate-power-plant-Biocircuit-harnesses-electricity-soil-houseplant-charge-mobile-phone.html

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Nghệ thuật cho rễ bonsai, cây cảnh


Có rất nhiều người chơi cây cũng như sx cây cảnh, phần uốn cành đã được nhiều người quan tâm, chia sẻ. Tuy nhiên, phần rễ thì có nhiều người chưa để ý tới hoặc không làm, dẫn đến cây đẹp nhưng rễ còn chưa đẹp.

 LuxBonsai.com cóp nhặt và xin chia sẻ với các bạn một số ví dụ để làm rễ cây cảnh đẹp hơn, nâng tầm nghệ thuật cho cây bonsai của mình.
  •  Chúng ta nên làm từ khi cây còn chưa hoàn thiện.
  •  Nên làm khi trời không mưa, tránh đất bẩn và khó làm.
 Các bước như sau:
  • Đổ cây ra khỏi chậu, chú ý đừng làm đứt rễ.Dùng que gỗ đầu tù lấy hết đất khỏi cây, nếu cây khó sống hoặc cây hoàn thiện thì để lại một ít ở sát gốc.
  • Dùng cọc chống và buộc chặt cây theo hướng mình sẽ trồng trong tương lai, dùng đất cục cứng để chèn rễ, chỉnh sửa lại bộ rễ cho đẹp.
  • Lấp đất và tưới nước, chỉ để hở chút ít rễ, sau này mưa sẽ làm lộ rễ.
Chú ý cắt lá gần hết, tránh để lá làm cây héo và ốm.
 Quy trình làm đơn giản. Có thể làm vào các tháng trong năm, trừ thời gian từ 20/5 đến 15/7 dương lịch và các tháng mùa đông.

 1. Làm rễ mọc đúng chỗ:

Có 2 cách là ghép và kích thích rễ.
- Ghép thì trên mạngcó người chia sẻ rồi: Ghép khoan lỗ và ghép dắt. Các bác chịu khó vào tìm nhé.
- Kích rễ thì như sau: (áp dụng cho rễ gần đất) Dùng mũi dao nhọn chích vài nhát theo chiều ngang thân cây, chích theo cặp cách nhau khoảng 2mm, bóc vỏ đi để tạo thành lỗ khoảng bằng đầu đũa. (không có hình mong bác cố gắng làm nha), dùng thuốc kích rễ loại có chữ root, nhiều loại, chấm vào lỗ đó, tiếp theo dùng rễ bèo tây (bèo lục bình) phủ vào cho kín lỗ đã chích thuốc, dày khoảng cỡ ngón tay, tưới nước có pha thuốc ra rễ và lấp đất lại. (tác giả đã làm và rễ đạt hơn 90%)

2. Làm rễ to, rễ bạnh hay rễ bè, rễ dẹt:


Cho rễ uốn cong thật mạnh, cỡ như móc câu. Sau 1 thời gian thì rễ to nhưng không tròn mà bè. Trong quá trình nuôi cây để lại một số cành gần gốc hoặc sát đất, nuôi cành này sẽ tạo rễ to nhanh. chăm sóc cho cây thật tốt, nếu cây hoàn thiện rồi thì tay cành cắt tỉa bình thường, cành gần gốc thì cứ nuôi, cỡ bằng ngón chân cái thì cắt

 3. Tạo rễ hình chữ Y, hay hình chân chim:

 

- Với rễ nhỏ bằng đầu đũa trở xuống: cắt đứt ngay chỗ cần tạo rế chân chim, cành cũng như rễ, cứ cắt thì mọc nhánh mới.

- Với rễ to bằng chiếc bút bi trở lên:
 + Nếu không uốn cong được thì phải cắt phía ta cần có rễ mọc ra 30% đến 50%, dùng 1 que nhôm 5 li kẹp vào phía ko cắt, dùng băng đen cuốn dây nhôm vào rễ và 2 bên cắt, ko băng miệng cắt sau đó bẻ cong từ từ, đến cỡ căng tay thì dừng, chớ tham mà gãy, tiếp theo bỏ thuốc ra rễ và rễ bèo, lấp đất.
 + Với rễ còn mềm, uốn bằng tay được: dùng que cứng cắm vào đất và uốn rễ, chỗ cần rễ mọc thì dùng dao sắc cắt nhẹ chữ v, bôi thuốc , ủ rễ bèo và lấp đất.
 Bước đầu cần tạo rễ mềm mại thì sau này đưa lên đá hay tạo phong cảnh sẽ dễ dàng hơn.
 Còn đưa lên đá: Đã có người bàn đến rồi, sách cũng có, Bác cứ mua quyển "Bonsai Việt Nam".
 Rất mong anh em có kinh nghiệm đóng góp thêm ý kiến.
 Tiếp theo tôi sẽ chia sẻ với quý vị và các bạn một số kỹ thuật tạo rễ độc đáo: (Thành công 95 %)

4. TẠO RỄ TRONG CHẬU SÂU ĐỂ CÓ RỄ DÀI UỐN LƯỢN. (Nhờ trời uốn rễ hộ chủ nhân)

- Dùng đá cuội, đá hộc, gạch vỡ... những thứ to, cứng, chịu được ẩm trong đất, cây to dùng cục to, cây nhỏ dùng cục nhỏ, có thể dùng cả 2. (toàn thứ rẻ tiền, dễ kiếm) to bằng cái bát ăn cơm cho đến loại nhỏ như quả trứng gà.
- Trộn đất với phân bò hoặc phân trâu mục với tỉ lệ khoảng 50/50, thêm 1 ít vôi bột. Nên phơi nắng hỗn hợp phân khoảng 3 nắng to. Nên dùng phân trâu bò vì ít vi trùng và ít độc.
- Trộn đá, gạch với hỗn hợp phân, như trộn bê tông và đổ vào chậu trồng hoặc bao xi măng dựng đứng ... khi lấp rễ nhớ dùng đất đá nhỏ.
- Chăm sóc bình thường khoảng 2-3 năm. chỉ cắt tỉa bông tán, có cành nào gần mặt đất thì để lại.
- Cuối cùng đổ chậu ra, từ từ moi đất đá ra bạn sẽ có một bộ rễ cong, uốn lượn tự nhiên, độc đáo.
 Bây giờ bạn có thể trồng vào khay hay tạo cây ôm đá theo ý muốn.
 (Kỹ thuật này dễ, ai cũng làm được và không cần hình ảnh)

5. TẠO BỆ RỄ HÌNH MAI RÙA HOẶC DẠNG MÁI VÒM.


- Tạo mô đất hình mai rùa, có thể ở dưới đất hoặc trong lòng chậu cạn, chậu khay chữ nhật...
- Dùng bao ni lông hoặc bao xi măng phủ mai rùa lại, để lên trên mai rùa một số cục đá hay gạch, nhiều ít tùy ý, ko bỏ vào chỗ trồng cây. Nếu trồng dưới đất thì vây gạch xung quanh để giữ đất.
- Trồng cây vào đỉnh mai rùa và lấp đất, lấp luôn gạch đá, sau này rễ mọc ra gặp gạch đá rẽ tự uốn cong.
- Chăm sóc cho cây khoảng 2-3 năm hoặc lâu hơn, hạn chế cắt tỉa.
 Cuối cùng bạn sẽ có một bộ đế mai rùa độc đáo, uốn lượn như chữ thư pháp.

6. TẠO BỆ RỄ MỎNG, ĐẸP, ĐỘC ĐÁO. 

 

- Dùng tấm bê tông hoặc lót bao xi măng (2 lớp) lên mặt đất phẳng, bao gạch hoặc gỗ... xung quanh cao khoảng 15 cm để giữ đất.
- Dùng gạch, đá, gỗ cứng, ... xếp theo hình vẽ, xếp gạch nghiêng.
- Trồng cây vào và lấp kín gạch đá, sau này mưa xói mòn nhìn thấy gạch thì không lấp thêm đất, để rễ ăn theo khe đất uốn lượn, nếu nắng đốt rễ thì dùng bao xi măng che bệ rễ lại.
- Chăm sóc khoảng 3 năm, cứ để rễ chui qua lớp gạch bao quanh xuống đất cho khỏe, mau to.
- Khi thấy rễ to cỡ ngón chân cái thì có thể cắt hết rễ xung quanh lớp gạch.
 Bây giờ bạn đã có một bệ cây rồng phượng, đưa lên khay, chậu cạn và tiếp tục tạo hình.

Nguồn: Sưu tầm và chỉnh sửa.

28 kinh nghiệm quý về chơi cây cảnh

Bài viết của tác giả Trịnh Thuận Đức đăng trên tạp trí VNHS. Bài viết này đúc rút nhiều kinh nghiệm quý báu cho người trồng cây. Nếu bạn nào đang chơi cây thì nên tham khảo.

I/ Về tạo hình nghệ thuật cây cảnh



1. Chưa có ý tưởng nghệ thuật cũng như chưa có một ý đồ xây dựng hình tượng nghệ thuật , thì chưa vội cắt sửa cây phôi , hãy kiên trì tìm tòi , suy ngẫm , đừng cắt sửa , uốn kéo vu vơ: Ý tác giả cho rằng cần suy nghĩ cẩn thận.
2. Một cây phôi ko phải chỉ có duy nhất một phương án tạo hình: Ý tác giả cho rằng sẽ có nhiều phương án khác nhau dưới góc độ nghệ thuật khác nhau.
3. Không bằng lòng với cách trồng cây sẵn có , mà luôn xoay trở xem còn cách trồng nào hay hơn , dựa trên ý tưởng sáng tác cũng như ý đồ xây dựng hình tượng nghệ thuật : Tâm lý tìm tòi sáng tạo của người làm nghệ thuật.


4. Không thỏa mãn với hình tượng nghệ thuật đã có mà luôn suy nghĩ tìm tòi để sáng tạo hình tượng mới hơn : Ý tác giả đó là luôn thử nghiệm những kiểu dáng khác nhau.
5. Cần kết hợp chặt chẽ giữ nghệ thuật mảng và nghệ thuật đường nét .: Nghệ thuật mảng và nghệ thuật đường nét xin xem bên dưới [1]
6. Để tạo được vẻ cổ lão đồng bộ , cần làm lão hóa cả thân cây và cành , chi
7. Đừng tưởng bộ rễ chằng chịt , rối rắm là nghệ thuật: Có nghĩa bộ rễ cũng phải tạo nên đường nét.
8. Ít chi tiết nhất mà hiệu quả nghệ thuật cao nhất thì nên lựa chọn : Đơn giản, thiết kế đơn giản sẽ giúp người xem dễ nhận ra.
9. Do dự và tiếc rẻ sẽ không có sáng tạo táo bạo độc đáo .
10. Kiên trì , nhẹ nhàng phải là một thói quen .
11. Bày đặt vật phối cảnh hay vật phụ trợ cũng là một nghệ thuật , ko lạm dụng làm lộn xộn và phá hỏng chủ dề : Ở Việt nam hay lạm dụng các vật , tượng nhỏ đặt cạnh cây. Tôi cho rằng cần hết sức chú ý.
12. Kì lạ, kì thú nhưng không kì quái .
13. Cắt chuyền là quan trọng nhưng không phải là một kĩ thuật duy nhất .
14. Một đất nước cần có nhiều trường phái nghệ thuật cây cảnh , không một lối chơi nào là độc tôn .
15. Hai loại hình nghệ thuật cây cảnh dân gian , và nghệ thuật cây cảnh chuyên nghiệp song song tồn tại vừa bổ trợ vừa nâng đỡ cho nhau .
16. Là những người làm ra cái đẹp thì trước hết cần ứng sử đẹp .

II/ Về kĩ thuật trồng cây cảnh





17. Thoát nước là yếu tố sống còn đối với cây cảnh trồng trên chậu .
18. Cây ko dễ chết vì thiếu nước mà chết vì thừa nước .
19. Cây ko chết vì đói mà chết vì bội thực chất bón .
20. Cây đang yếu thì ko vội tẩm bổ .
21. Chớ ham trộn nhiều chất bón và giá thể trồng cây, rễ cây mới trồng có thể bị sót làm chết cây . Chỉ khi cây trồng bén rễ mới được bón .
22. Luôn pha loãng chất bón tùy theo tỉ lệ quy định của từng chất . Đừng nghĩ bón đậm là cây mau lớn .
23. Cây trồng phải bén rễ , chắc gốc mới được uốn sửa .
24. Tùng cối phải sau khi trồng ổn định một năm mới được cắt sửa , vặn xoắn : Và cũng nên làm vào mùa đông ở miền Bắc.
25. Tùng la hán đánh lên trồng xuống nhiều lần trong thời gian ngắn thì tỉ lệ chết khá cao .
26. Cây thả nước là nước , trồng đất là đất , đất nước lẫn lộn sẽ thành bùn làm thối rễ cây , cây sẽ yếu và dễ chết : LuxBonsai cảm ơn tác giả đã nhắc nhở. LuxBonsai cũng suýt làm cây Thiên nga ở trong bùn :D
27. Chớ quên tháo gỡ dây kim loại quấn cây khi cành hay thân đã thành hình: Phổ biến ở các nhà vườn, hàng chợ là quên tháo dây.
28. Thời tiết luôn là bạn đồng hành của hoa, cây cảnh, nên tuân thủ thời vụ và thời tiết .
Phải quan sát cây hàng ngày , nếu bỏ bẵng dù chỉ vài ngày có thể ko cứu vãn được nữa .

[1] Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, một lượng màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng màu xung quanh nó… thì đó được gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng màu, người ta thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các mảng màu lớn, có chứa đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng thì đó là những mảng màu mang các sắc độ khác nhau của đen và trắng.

Các nét, hình và điểm, khi được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên một hình hoặc một khối. Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều hình, tập hợp của các nét và điểm và ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều mảng. Qua các lập luận trên, có thể đưa ra một quan điểm riêng của tôi về mảng như sau: Mảng là sự cấu thành của một hoặc nhiều hình, khối, cùng sự tham gia của các tập hợp của điểm, đường nét tạo nên.

Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cành cho cây, hoa cảnh tại nhà


Nếu bạn trồng cây, hoa cảnh, thì bạn cần chú ý đến việc bấm ngọn tỉa cành để có được những chậu hoa ưng ý và thẩm mỹ nhất. Dưới đây là một vài lưu ý khi bấm ngọn, tỉa cành cho cây cảnh và hoa cảnh.

Nên bấm ngọn hay tỉa cành?





Tuỳ vào mục đích sử dụng và ý thích của người chơi hoa mà bấm ngọn hay không bấm ngọn.
-  Nếu muốn cây có cành mập, hoa to thì không bấm ngọn mà ngược lại phải tỉa bỏ hết các mầm nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để lại một nhánh, cành hay nụ chính trên thân.
- Nếu muốn cây phát triển không cao quá, ra nhiều cành, nhánh phụ, việc bấm ngọn cho cây, hoa cảnh là điều phải làm.




* - Bấm ngọn: Những cây lấy quả, hạt, thân để ăn. ( ví dụ: Bí đỏ, mồng tơi, mướp, các loại rau, đậu, cà chua, bông, cà phê,..)
* Tỉa cành: Cây lấy gỗ ( Bạch đàn, lim,..), lấy sợi ( gai, đay).
Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Nhưng cũng cần thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng tập trung vào thân chính phát triển chiều cao.
Câu 1: Tại sao cây lấy quả, hạt, thân để ăn, khi trưởng thành người ta thường bấm ngọn?
Câu 2: Tại sao đối với cây lấy gỗ, lấy sợi người ta thường tiả cành mà không bấm ngọn?
Khi bấm ngọn, cây không lên cao, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển, cho nhiều hoa, tạo nhiều quả.
Trích sách sinh học lớp 6

Thời gian bấm ngọn tỉa cành


Việc bấm ngọn, tỉa cảnh nên được thực hiện trong mùa phát triển của cây. Để duy trì hình dáng của cây phát triển theo hướng mong muốn, cắt phần cuống ở ngay trên lá, cuống hoa và cần cắt ngay khi cành, hoa còn nhỏ, tránh hút hết chất dinh dưỡng của cây.

Đừng sợ khi phải tỉa cây, hoa cảnh vì điều này rất cần thiết, đặc biệt là ở phần ngoài rìa và phần ngọn. Tỉa thường xuyên để buộc cây mọc đều hơn và tạo một tán lá dày đặc. Tuy nhiên, cần chú ý, không nên tỉa hết sạch 1 vùng lá quá lớn đối với những cây nhỏ. Điều này sẽ làm dừng lại quá trình quang hợp và làm cây kém phát triển. Đối với một số loại cây như cây lá kim, nên dùng tay để tỉa cành, sửa lá, việc dùng kéo, dao có thể làm cả tán lá bị chết.

Nếu muốn tạo hình cây, việc tỉa cả những cành to là không thể tránh khỏi. Thời gian thích hợp để thực hiện việc này là đầu mùa xuân hay cuối mùa thu, tránh thời tiết nóng quá hoặc quá lạnh.


Cần sang chậu và thay đất



Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây cảnh, hoa cảnh sẽ có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, bộ lá kém tươi, không ra hoa và thậm chí có biểu hiện úa vàng, ra nhiều cành nhỏ, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi.

 Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. Đây cũng là dịp tốt để cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, bấm ngọn hoặc hoặc sửa đổi chúng.
Theo LuxBonsai.com thì việc thay đất là việc nên làm cho những cây 2 năm mà chưa thay đất để đảm bảo dinh dưỡng cho đất.

Với đặc điểm thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ. Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra, hoặc trước đó 1 ngày, tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kìm, kéo sắc để hớt bớt rễ, vết cắt cần gọn, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.Việc tỉa cành có thể thực hiện đồng thời hoặc sau đó không lâu, sau khi cây đã được sang chậu ổn định.


Một vài hướng dẫn cắt tỉa cây cơ bản


- Nếu hai cành có cùng chiều cao, giữ lại một cành và cắt bỏ cành kia. Việc cắt này đảm bảo tính đối xứng của chúng.

- Tỉa bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày không thể uốn cong được.

- Tỉa bỏ những cành xoắn và cuộn không tự nhiên.

- Cắt bỏ những cành che phía trước thân cây lại.

- Tỉa bỏ những cành dày không cân xứng ở ngọn cây, vì những cành ở dưới nên to hơn những cành ở trên ngọn.

- Sau khi cây được tỉa tạo dáng, nên đặt cây trong bóng râm, nhớ tránh gió.

Cần chú ý bón phân


Bón phân như bình thường và để cây phục hồi trong ít nhất là vài tháng. Khi tỉa cành, bấm ngọn xong, cây sẽ cần chất dinh dưỡng để phát triển mà không gặp trở ngại, bón phân là rất cần thiết trong lúc này. Bón phân định kỳ, lượng bón mỗi lần không nên quá nhiều, có thể dùng cách để phân bón vào rổ lưới bên trên bầu đất cho phân ngấm từ từ từng ngày. Phân lựa chọn có thể là phân NPK tỉ lệ 20-10-10 (tỷ lệ này sẽ nhiều đạm) hoặc sử dụng phân bón lá để kích kích lá, cành, hoa mọc trở lại.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Berchigranges - Khu vườn đẹp ở nước Pháp.

Berchigranges là khu vườn của cặp vợ chồng ông bà Monique ở miền đông nước Pháp. Chúng ta hãy thăm quan khu vườn của họ. Rất nhiều cây cối, cây cỏ tại vườn của hai ông bà.


Đá và cây.

Đường lên đồi



Cầu bắc qua hồ nhỏ.

LuxBonsai rất thích ý tưởng sử dụng gỗ và sắt để làm ghế.

Phối hợp giữa cỏ và đường lối theo LuxBonsai ở góc nhìn này chưa thật ấn tượng (điểm nhấn)