Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Một vài mẹo nhỏ chăm sóc cây cảnh trong phòng làm việc luôn tươi xanh

Hiện nay cây cảnh để trong phòng làm việc ngày càng phổ biến. Nó không những làm sạch không khí mà còn khử một số khí độc từ điều hòa hay các vật dụng trong nhà gây nên.






Cây để bàn làm việc thời gian gần đây luôn được các chị em văn phòng mua về để trang trí góc làm việc. Không những mang mang lại không gian xanh tươi mát, dễ chịu, cây cảnh để bàn còn làm sạch không khí và khử một số khí độc từ điều hòa hay các vật dụng trong nhà gây nên vì vậy mọi người cần biết cách chăm sóc cây cảnh đúng cách.

Hơn nữa cây cảnh để bàn còn có thể giúp chúng ta điều hòa mắt về trạng thái ban đầu sau những giờ làm việc bên máy tính mệt mỏi. Ngoài ra cây cảnh để bàn cũng rất tốt đến phong thủy mang lại nhiều may mắn, phát tài phát lộc.

Chăm sóc cây để bàn với cây sử dụng đất





Chậu cây để bàn nên được đặt ở văn phòng có ánh sáng như gần cửa, bệ cửa sổ, ban công hoặc dưới ánh đèn điện càng tốt. Không nên đặt chậu cây để bàn quá gần cửa kính, cách khoảng 10-15cm.

Với cây trồng trong đất cần chú ý đến cách bón phân cho cây

Tưới nước: Kiểm tra độ ẩm của đất và quyết định lượng nước tưới thích hợp. Thông thường thì chậu cây để bàn nhỏ đặt trong nội thất được tưới 2 lần/ tuần.Vệ sinh chậu cây để bàn: Vì chậu cây để ngay tầm mắt của chúng ta nên việc vệ sinh cây và chậu là cần thiết. Dùng khăn lau sạch từ miệng chậu xuống thành chậu cây, xung quanh. Sau đó, xem xét đến đĩa lót của chậu nếu có. Lá cây bị vàng hoặc bị hư dập thì nên được loại bỏ bằng kéo.

Kiểm tra xem chậu cây để bàn có bị rầy hoặc phát triển sâu bọ trên lá để kịp thời xử lý. Nếu chậu cây để bàn đặt trong văn phòng hoặc nhà lâu ngày (1 tháng) thì nên di chuyển chậu cây đến nơi có ánh sáng tốt hơn một thời gian để lá cây và cây phục hồi.

Chăm sóc cây cảnh thủy sinh




Đối với cây thủy sinh thì dễ dàng hơn. Nhưng không có nghĩa là chăm sóc qua loa. Để chăm sóc cây được tốt cũng nên chú ý một số yếu tố sau đây: Ánh sáng: Cũng giống chăm sóc cây để bàn trồng vào đất, cây thủy sinh cũng cần ánh sáng, nên kê đặt ơ những nơi có ánh sáng đầy đủ như gần sổ, cửa kính, cửa ra vào, phòng rộng có ánh sáng chiếu vào, gần nhiều người qua lại.

Nước: Nên thay nước đinh kỳ, thông thường nên thay nước 5-7 ngày 1 lần. Mực nước chỉ đổ gần ngập bộ rễ của cây, tốt nhất nước chỉ đổ 2/3 bộ rễ của nó. Lưu ý không được đổ ngập nước bộ rễ cây sẽ thối rễ, thối lá và dẫn đến chết.

Đối với một số cây như tiểu hồng môn, phú quý, vạn lộc, nên thay nước định kỳ 2 ngày một lần. Thì chắc chắn kéo dài được tuổi thọ của cây và cây luôn đẹp như ý muốn. Mỗi lần thay nước cũng nên nho 1-2 giọt dung dịch để bổ trợ dinh dưỡng nuôi cây. Nếu không có dung dịch thì cũng nên cho 1-2 viên B1 là được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét