Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

28 kinh nghiệm quý về chơi cây cảnh

Bài viết của tác giả Trịnh Thuận Đức đăng trên tạp trí VNHS. Bài viết này đúc rút nhiều kinh nghiệm quý báu cho người trồng cây. Nếu bạn nào đang chơi cây thì nên tham khảo.

I/ Về tạo hình nghệ thuật cây cảnh



1. Chưa có ý tưởng nghệ thuật cũng như chưa có một ý đồ xây dựng hình tượng nghệ thuật , thì chưa vội cắt sửa cây phôi , hãy kiên trì tìm tòi , suy ngẫm , đừng cắt sửa , uốn kéo vu vơ: Ý tác giả cho rằng cần suy nghĩ cẩn thận.
2. Một cây phôi ko phải chỉ có duy nhất một phương án tạo hình: Ý tác giả cho rằng sẽ có nhiều phương án khác nhau dưới góc độ nghệ thuật khác nhau.
3. Không bằng lòng với cách trồng cây sẵn có , mà luôn xoay trở xem còn cách trồng nào hay hơn , dựa trên ý tưởng sáng tác cũng như ý đồ xây dựng hình tượng nghệ thuật : Tâm lý tìm tòi sáng tạo của người làm nghệ thuật.


4. Không thỏa mãn với hình tượng nghệ thuật đã có mà luôn suy nghĩ tìm tòi để sáng tạo hình tượng mới hơn : Ý tác giả đó là luôn thử nghiệm những kiểu dáng khác nhau.
5. Cần kết hợp chặt chẽ giữ nghệ thuật mảng và nghệ thuật đường nét .: Nghệ thuật mảng và nghệ thuật đường nét xin xem bên dưới [1]
6. Để tạo được vẻ cổ lão đồng bộ , cần làm lão hóa cả thân cây và cành , chi
7. Đừng tưởng bộ rễ chằng chịt , rối rắm là nghệ thuật: Có nghĩa bộ rễ cũng phải tạo nên đường nét.
8. Ít chi tiết nhất mà hiệu quả nghệ thuật cao nhất thì nên lựa chọn : Đơn giản, thiết kế đơn giản sẽ giúp người xem dễ nhận ra.
9. Do dự và tiếc rẻ sẽ không có sáng tạo táo bạo độc đáo .
10. Kiên trì , nhẹ nhàng phải là một thói quen .
11. Bày đặt vật phối cảnh hay vật phụ trợ cũng là một nghệ thuật , ko lạm dụng làm lộn xộn và phá hỏng chủ dề : Ở Việt nam hay lạm dụng các vật , tượng nhỏ đặt cạnh cây. Tôi cho rằng cần hết sức chú ý.
12. Kì lạ, kì thú nhưng không kì quái .
13. Cắt chuyền là quan trọng nhưng không phải là một kĩ thuật duy nhất .
14. Một đất nước cần có nhiều trường phái nghệ thuật cây cảnh , không một lối chơi nào là độc tôn .
15. Hai loại hình nghệ thuật cây cảnh dân gian , và nghệ thuật cây cảnh chuyên nghiệp song song tồn tại vừa bổ trợ vừa nâng đỡ cho nhau .
16. Là những người làm ra cái đẹp thì trước hết cần ứng sử đẹp .

II/ Về kĩ thuật trồng cây cảnh





17. Thoát nước là yếu tố sống còn đối với cây cảnh trồng trên chậu .
18. Cây ko dễ chết vì thiếu nước mà chết vì thừa nước .
19. Cây ko chết vì đói mà chết vì bội thực chất bón .
20. Cây đang yếu thì ko vội tẩm bổ .
21. Chớ ham trộn nhiều chất bón và giá thể trồng cây, rễ cây mới trồng có thể bị sót làm chết cây . Chỉ khi cây trồng bén rễ mới được bón .
22. Luôn pha loãng chất bón tùy theo tỉ lệ quy định của từng chất . Đừng nghĩ bón đậm là cây mau lớn .
23. Cây trồng phải bén rễ , chắc gốc mới được uốn sửa .
24. Tùng cối phải sau khi trồng ổn định một năm mới được cắt sửa , vặn xoắn : Và cũng nên làm vào mùa đông ở miền Bắc.
25. Tùng la hán đánh lên trồng xuống nhiều lần trong thời gian ngắn thì tỉ lệ chết khá cao .
26. Cây thả nước là nước , trồng đất là đất , đất nước lẫn lộn sẽ thành bùn làm thối rễ cây , cây sẽ yếu và dễ chết : LuxBonsai cảm ơn tác giả đã nhắc nhở. LuxBonsai cũng suýt làm cây Thiên nga ở trong bùn :D
27. Chớ quên tháo gỡ dây kim loại quấn cây khi cành hay thân đã thành hình: Phổ biến ở các nhà vườn, hàng chợ là quên tháo dây.
28. Thời tiết luôn là bạn đồng hành của hoa, cây cảnh, nên tuân thủ thời vụ và thời tiết .
Phải quan sát cây hàng ngày , nếu bỏ bẵng dù chỉ vài ngày có thể ko cứu vãn được nữa .

[1] Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, một lượng màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng màu xung quanh nó… thì đó được gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng màu, người ta thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các mảng màu lớn, có chứa đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng thì đó là những mảng màu mang các sắc độ khác nhau của đen và trắng.

Các nét, hình và điểm, khi được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên một hình hoặc một khối. Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều hình, tập hợp của các nét và điểm và ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều mảng. Qua các lập luận trên, có thể đưa ra một quan điểm riêng của tôi về mảng như sau: Mảng là sự cấu thành của một hoặc nhiều hình, khối, cùng sự tham gia của các tập hợp của điểm, đường nét tạo nên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét